image banner
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin Ủy ban nhân dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Ảnh 1
Ảnh 1
Ảnh 2
Ảnh 2
Ảnh 3
Ảnh 3
Ảnh 4
Ảnh 4
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Giới thiệu chung
16/11/2023
Màu chữ

1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân sinh và kinh tế - xã hội

1.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh

Thị trấn Sông Đốc có diện tích 28,902 km², dân số khoảng 32.858 người, mật độ dân số đạt 1.137 người/km². Có bờ biển dài 8km, nằm về hướng Tây của tỉnh Cà Mau, là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh (Thành phố Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc). Người dân sinh sống chủ yếu với nghề nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ hậu cần thủy sản với tổng số phương tiện khai thác thủy sản 1.130 phương tiện (Có 716 phương tiện công suất từ 90CV trở lên và 414 phương tiện công suất dưới 90CV)7.505 thuyền viên tham gia đánh bắt. Sản lượng khai thác thủy sản đạt hàng năm ước đạt trên 150.00 tấn.

Nhìn chung, địa hình của thị trấn tương đối bằng phẳng và thấp, độ cao phổ biến từ 0,2 - 1,2m so với mặt nước biển, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, có cửa sông thông ra biển (Sông Ông Đốc, ...), nhân dân có tập quán sống ven sông, ven kênh, nơi có biên độ triều cường lớn, lại có nhà ở không kiên cố, đây là nơi chịu nhiều ảnh hưởng khi có thiên tai xảy ra.

Hệ thống kênh, rạch trên địa bàn thị trấn chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều trong năm, khu vực gần cửa sông Ông Đốc, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh hơn; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều cường càng giảm, vận tốc triều cường trên sông rạch tương đối nhỏ. Điều này gây khó khăn trong việc tiêu úng vào mùa mưa và cấp thoát nước cho các nơi nằm sâu trong nội đồng.

1.2. Lịch sử hình thành

Sông Đốc hay còn có tên gọi là Sông Ông Đốc, thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Sông Ông Đốc trước có tên gọi là sông Khoa Giang. Vào năm 1783, khi chúa Nguyễn Ánh cùng gia tộc bị nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi đến nơi này, nhờ có tướng Đô đốc thủy binh Tân Khánh Huỳnh (Đốc Huỳnh - tên thật Nguyễn Văn Vàng) liều mình cứu, nên thoát nạn. Sau sự kiện năm 1783, sông Khoa Giang được đổi tên là Huỳnh Giang. Năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, đã cho lập miếu thờ Đốc Huỳnh tại Huỳnh Giang. Từ đó, Huỳnh Giang được gọi tên là sông Ông Đốc cho đến bây giờ[1]. Cũng có tư liệu cho rằng: sau cái chết của Đốc Huỳnh - tên thật Nguyễn Văn Vàng, để ghi dấu công lao cứu chúa (Nguyễn Ánh), người dân ở đây gọi sông này là Sông Ông Đốc Vàng. Về sau, để tránh (phạm úy) tên Ông Vàng, mọi người gọi là Sông Ông Đốc hay còn gọi là Sông Đốc và chính thức có tên gọi đến bây giờ. Tên gọi Sông Đốc còn được dùng để đặt cho chợ Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc (thuộc huyện Trần Văn Thời).

          Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, nên Vùng Sông Đốc lúc này thuộc vào tổng Quảng Xuyên của quận Cà Mau (sau tách ra thành quận Quảng Xuyên, xong đổi tên thành quận Cà Mau Nam rồi lại nhập trở lại vào quận Cà Mau)[2].

Sau năm 1954, khi đế quốc Mỹ thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có sự điều chỉnh về địa giới. Theo đó, trên cơ sở hợp nhất các đơn vị: quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây, tỉnh Cà Mau được thành lập. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để “thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Từ Sắc lệnh 143/VN, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên. Tỉnh An Xuyên khi đó gồm 6 quận: Quản Long, Thới Bình, Sông Ông Đốc, Cái Nước, Đầm Dơi và Năm Căn. Vùng đất Sông Đốc lúc này thuộc quận Sông Ông Đốc.

Sau năm 1975, quận Sông Ông Đốc bị giải thể, thị trấn Sông Ông Đốc lúc bấy giờ là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Năm 1984, thị trấn Sông Ông Đốc được gọi là thị trấn Sông Đốc.

Năm 2012, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời được Bộ Xây dựng công nhận trở thành đô thị loại IV.

          Điểm tọa lạc của Sông Ông Đốc được ví như là “Long ảnh vờn châu” (hình Rồng đùa giỡn với ngọc châu), nằm nối từ Đông sang Tây với 3 “Hòn châu” ở biển (Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai và Hòn Chuối). Ngoài ra, “ba Hòn châu” còn được ví như là 3 vị thiên tướng trấn giữ vùng biển, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân ở bán đảo Cà Mau.

Sông Đốc ngoài phần đất liền, còn bao gồm cả Đồn biên phòng Hòn Chuối, Trạm Hải quân 615 và Trạm Hải đăng Hòn Chuối[3]. Với đặc thù trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua chủ trương đề nghị công nhận thị trấn Sông Đốc là thị trấn đảo. Tại kỳ họp thứ tư, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, các đại biểu đã nhất trí thông qua Nghị quyết về đề nghị công nhận thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là thị trấn đảo. Theo UBND tỉnh Cà Mau, qua thẩm định của các cơ quan chuyên môn, thị trấn Sông Đốc đủ điều kiện công nhận là thị trấn đảo vì có một phần diện tích tự nhiên là đảo ở trên biển, có người dân định cư và lực lượng vũ trang, đơn vị hành chính đóng trên đảo.

Ngày 09-11-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg Về việc công nhận thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là thị trấn đảo.

1.3. Văn hóa và con người

Do cuộc sống chủ yếu của người dân ở đây là đánh bắt và thu mua hải sản, sinh hoạt hằng ngày gắn chặt với sông nước, nên nét văn hóa độc đáo của Sông Đốc là văn hóa vùng miền sông nước. Sinh hoạt văn hóa nổi bật ở đây là văn hóa thờ cúng thủy thần để mong được sự bình an trong cuộc sống. Một trong những dấu ấn ghi lại nét văn hóa thờ cúng đó là tại thị trấn Sông Đốc có Lăng Ông Nam Hải. Lăng này được xây dựng từ năm 1963. Đến năm 1990 được tu bổ, sửa chữa lại. Hiện nay Lăng thuộc khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Dân gian thường gọi là lăng Ông Sông Đốc. Ngày 25/7/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định xếp hạng Lăng Ông Nam Hải - Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là di tích lịch sử cấp tỉnh.

https://camau.gov.vn/wps/wcm/connect/da4c79e7-5fa8-4cd9-a6cd-754ab1ffa67c/1/1.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Hằng năm, khoảng giữa tháng 02 âm lịch (từ ngày 14 đến ngày 16), người dân Sông Đốc tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất trang nghiêm, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Đây là lễ hội gắn liền với tục tín ngưỡng thờ cá Ông. Lễ hội vừa thể hiện sự tôn kính, vừa lưu truyền nét văn hóa truyền thống đặc trưng của ngư dân miền biển Sông Đốc.

https://camau.gov.vn/wps/wcm/connect/da4c79e7-5fa8-4cd9-a6cd-754ab1ffa67c/3/3.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Những chiếc tàu lớn được chọn đi nghinh Ông.  Ảnh: Huỳnh Lâm

Làng biển thị trấn Sông Đốc còn là điểm xuất phát thuận tiện để du khách tham quan các danh thắng nổi tiếng của những vùng lân cận khác như Vườn quốc gia U Minh Hạ, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, tuyến du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển Tây, Đầm Thị Tường, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Khu lưu niệm nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi).  Khu lưu niệm này đã được UBND tỉnh Cà Mau công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh, hiện ở Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời.

Ngoài ra, Sông Đốc còn là nơi “dừng chân” của các tàu cá nước bạn, của thương buôn, tạo nên không khí vô cùng náo nhiệt, nên nơi đây sớm là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nét văn hóa và cũng từ đó hình thành nét văn hóa phóng khoáng, hiếu khách trong con người ở vùng đất này.

Bước đầu, đây là vùng đất hoang sơ, nhiều động vật sinh sống, nên thời gian đầu khi đến vùng đất này, người dân phải đương đầu với bao khó khăn, kể cả chống lại thiên tai và thú dữ. Bên cạnh đó, việc khai thác, mở rộng đất đai, canh tác, nuôi trồng rất cần có sự chung sức, chung lòng… nên người dân vùng đất này luôn có tấm lòng “gọi mời”, chào đón. Chính vì vậy, việc họ phải đoàn kết, chung tay tương trợ nhau đã trở thành “quy luật sinh tồn” và dần dần trở thành nét văn hóa của vùng này.

Cuộc sống của người dân ở đây luôn gắn chặt với thiên nhiên, từ đó đã hình thành tính cách chân chất, thật thà của họ.



[1] Những sự kiện lịch sử cách mạng tỉnh Cà Mau (1930-1975) - NGND, T.S Thái Văn Long. Nxb QĐND, Hn.2019 (Diễm Phương - Làng biển của Sông Đốc - Cổng Thông tin điện tử Cà Mau, ngày 17/5/2019; 

[2] Bản đồ 1899 miền Tây

[3] Thiên Bảo (11 tháng 11 năm 2017). “Cà Mau: Thị trấn Sông Đốc được công nhận là thị trấn đảo”Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam. Truy cập 7 tháng 3 năm 2023.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ TRẤN SÔNG ĐỐC

Cơ quan chịu trách nhiệm chính: Ủy ban nhân dân thị trấn Sông Đốc;

Người chịu trách nhiệm chính: Đỗ Văn Sử - Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc;

Điện thoại: 02903890030;

Địa chỉ: Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang